Nguyên nhân có mồ hôi trộm ở trẻ
1. Nuôi dưỡng và chăm sóc không đúng cách
Trẻ có thể trạng yếu, ban ngày khi hoạt động hoặc buổi tối sau khi ngủ đổ mồ hôi từng vùng đầu, ngực, lưng… Đây thường là do nuôi dưỡng không đúng cách hoặc tiêu hóa và hấp thu kém mà thành.
Ngoài ra, mặc cho trẻ quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá dày cũng có thể dẫn tới ra mồ hôi nhiều. Vì lý do này, không nên cho em bé ăn quá no vào buổi tối, mặc quần áo và đắp chăn vừa phải.
2. Thiếu canxi
Biểu hiện là khi ngủ, đến nửa đêm thì phần đầu sau ra mồ hôi rất rõ. Do vùng chẩm trong não bị kích thích bởi mồ hôi, em bé thường lắc đầu khi ngủ và cọ vào gối dẫn đến tóc của vùng chẩm thưa thớt và rụng, tạo thành một hình vành khăn điển hình.
Do đó, nếu mồ hôi ban đêm đi kèm với tóc rụng hình vành khăn, chậm đóng thóp, chân hình chữ X, chuỗi hạt xương sườn… có khả năng là do canxi máu thấp. Trẻ em dưới 3 tuổi thường gặp tình trạng này. Vitamin D và canxi nên được bổ sung kịp thời.
3. Bệnh tật khác
Trẻ em giai đoạn sau mắc bệnh thiếu máu, cường giáp thường ra mồ hôi đêm, điều này là do thể trạng yếu, rối loạn chức năng thần kinh thực vật.
1. Trẻ tỳ hư tích nhiệt dẫn tới đạo hãn (mồ hôi trộm) còn kèm theo phát triển chậm, kém ăn, gầy, sắc mặt trắng xanh hoặc xám vàng, đầu tóc lơ thơ thiếu độ bóng, táo bón, miệng hôi, quấy đêm, sức đề kháng kém dễ bị cảm mạo.
2. Trẻ âm hư nội nhiệt dẫn tới mồ hôi trộm còn kèm theo tân dịch tổn hao, môi miệng lưỡi đỏ khô, lòng bàn chân tay nóng, miệng khô, uống nước nhiều nhưng vẫn khát, phân khô táo…
3. Trẻ bị bệnh còi xương dẫn tới ra mồ hôi trộm còn kèm theo phiền táo bất an, quấy đêm, ngủ giật mình, sọ vuông (búa), thóp đóng chậm, hói vành khăn, mọc răng chậm, biết đi muộn, ngực dô ra phía trước giống ức gà…
4. Trẻ bị bệnh lao dẫn tới mồ hôi trộm ban đêm là chủ yếu, còn kèm theo triệu chứng triều nhiệt (sốt nhẹ vào buổi chiều).
Phương pháp trị mồ hôi đêm cho trẻ
1. Đổ mồ hôi sinh lý vào ban đêm
Đối với đổ mồ hôi sinh lý vào ban đêm, việc điều trị bằng thuốc thường không được khuyến khích, nên sử dụng các biện pháp tương ứng để loại bỏ tình trạng này.
Ví dụ: Nếu trẻ hoạt động nhiều trước khi ngủ hoặc ăn nhiều thực phẩm calo cao gây ra mồ hôi ban đêm, cần kiểm soát lượng hoạt động và lượng thức ăn trước khi đi ngủ. Điều này cũng có lợi cho giấc ngủ và kiểm soát béo phì ở trẻ em, có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần trẻ.
Một số trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm vì nhiệt độ phòng quá cao hoặc đắp chăn quá dày. Nhiệt độ của phòng ngủ mùa đông tốt nhất là 24°C ~ 28°C, độ dày của chăn nên được tăng hoặc giảm khi thay đổi nhiệt độ.
2. Ra mồ hôi đêm bệnh lý có thể sử dụng liệu pháp thực trị liệu
Cách 1:
Hoàng kỳ 20g, gạo tẻ 50g, đường trắng lượng thích hợp. Đem Hoàng kỳ sắc lấy nước, dùng nước đun với gạo thành cháo, cho đường vào nêm nếm, ăn lúc ấm.
Công hiệu: Hoàng kỳ vị ngọt, tính hơi ấm. Vốn có tác dụng bổ khí thăng dương, cố biểu giảm ra mồ hôi.
Cách 2:
Sinh địa 150g, gà ác 1 con, đường nha 100g. Thái vụn Sinh địa hoàng trộn đều với đường nha, cho vào bụng con gà hấp chín là được.
Công hiệu: Sinh địa hoàng vị ngọt, tính hàn, tư âm lương huyết. Gà ác vị ngọt, tính bình, bổ hư lao khuyết tổn, trị tiêu khát, đau bụng ác tính.
Chăm sóc trẻ ra mồ hôi đêm
Mồ hôi trộm ở trẻ hoàn toàn không giống với đổ mồ hôi bình thường. Cần cha mẹ chú ý quan sát và chăm sóc. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể xua đuổi ‘kẻ xấu’ này đi, trả về cho em bé một cơ thể sạch sẽ và khỏe mạnh.
– Giữ cho da khô ráo sạch sẽ. Chú ý trẻ ra mồ hôi cho thay quần áo thường xuyên, luôn luôn dùng khăn bông mềm để lau, giữ cho da khô ráo sạch sẽ. Khi trẻ có mồ hôi, đừng đợi quần áo tự khô, mà cần thay kịp thời, để tránh bị cảm lạnh.
– Bổ sung nhiều nước. Đổ mồ hôi rất dễ khiến miệng bé bị khô, tổn hại sức khỏe, vì vậy bạn nên cho bé uống nhiều nước hơn, cho bé ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo nhu cầu trao đổi chất. Ăn thanh đạm, tránh đổ mồ hôi đêm quá nhiều.
– Chế độ ăn uống phong phú. Đối với mồ hôi ban đêm, việc điều trị không nên mù quáng sử dụng các thuốc bổ sung, các bà mẹ có thể điều chỉnh các bữa ăn bổ dưỡng phong phú, nên cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.
– Điều trị y tế kịp thời. Sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong trường hợp này là khả quan. Ba mẹ nên đưa bé đi khám Đông y, dùng phương thức ôn bổ từ từ điều chỉnh cân bằng cơ thể. Nếu cần, đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra các nguyên tố vi lượng, thấy bất thường thì kịp thời điều chỉnh.
Theo ys137.com